Fundamental of Cloud Computing


 
            Ngày nay , với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ , kéo theo việc lưu trữ thông tin trên internet để phục vụ cho công việc, mua sắm , liên lạc ... cũng tăng cao và phổ biến hơn . Nhưng câu hỏi được đặt ra liệu những thông tin hữu ích nhưng lại không kém phần quan trọng của bạn bị các hacker lấy được và yêu cầu bạn phải nộp tiền để có thể lấy lại , trước khi những dữ liệu của bạn bị chúng phát tán trôi nổi trên mạng .Chắc bạn sẽ cảm thấy cực kì bối rối và lo lắng khi gặp phải trường hợp này . Tất nhiên là chúng ta có thể tìm đến dịch vụ cloud với chi phí trả theo nhu cầu nhưng lại đem lại với cực kì nhiều tính năng tiện lợi trong việc chia sẽ thông tin cũng như bảo mật , và những lợi ích khác về lâu dài. 

            Những thông tin phổ biến chúng ta thường lưu trữ trên internet thường thấy như là thông tin về tên tuổi , địa chỉ , thông tin về các tài khoản dịch vụ , các loại dữ liệu công việc , hình ảnh ... Ngày nay với sự phát triển của internet , chúng ta có thể lưu trữ những thông tin và chia sẽ dữ liệu cực kì dễ dàng thông qua những nền tảng như Gmail , Facebook , Tiktok .. Bên cạnh đó nó còn giúp ta có thể truy cập và tra cứu những dữ liệu ở mọi nơi , mọi thiết bị mà ta cần miễn là chúng ta có kết nối internet . Việc giao dịch mua bán thông qua internet cũng trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết khi chỉ cần vài nút bấm chúng ta có thể thanh toán cho mọi dịch vụ online lẫn offline mà chúng ta cần ... 

            Những lợi ích mà internet mang lại rất nhiều nhưng cũng không thể tránh khỏi những bất lợi cũng như rủi ro mà nó đem đến . Việc chuyển đổi số ngày phát triển đòi hỏi những thông tin cá nhân trên mạng càng phải bảo mật kĩ hơn . Những dữ liệu được lưu trên mạng thì mỗi khi cần truy cập cần phải có kết nối internet , ngoài ra khi lưu trữ những dữ liệu trên mạng chúng ta còn phải mất thêm khoản phí nêú muốn gia hạn thêm lưu lượng sử dụng .  Tuy nhiên  những bất lợi và rủi ro đang không ngừng được khắc phục , nhiều quốc gia cũng như Việt Nam đã có bộ luật để xử lý răn đe cách hành vi đánh cắp dữ liệu của người dùng , cách nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ ngày càng chú trọng thêm vào bảo mật để phục vụ cho khách hàng của họ
        
Tiếp theo , chúng ta sẽ tìm hiểu đến khái niệm điện toán đám mây , nó là gì và tại sao chúng ta sử dụng nó để lưu trữ và bảo mật thông tin tốt hơn .

Điện toán đám mây là gì?

        Điện toán đám mây ( Cloud Computing ) hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính liên kết với mạng Internet. Với mô hình điện toán đám mây, người dùng sẽ được tiếp cận các tài nguyên từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu đến từ những nhà cung cấp dịch vụ đám mây. 

Hiện nay, có 4 mô hình triển khai điện toán đám mây chính đang được sử dụng phổ biến. Đó là: Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud.

Vậy tại sao lại dùng điện toán đám mây?

        Theo cách truyền thống, những công ty lớn, những tập đoàn lớn thường cài đặt tất cả các ứng dụng hay phần mềm trên những cụm máy chủ của họ. Nếu một công ty sẽ có một hệ thống máy chủ, 2 công ty sẽ là 2, và 1000 công ty sẽ sở hữu con số máy chủ tương ứng. Bởi vậy, để giảm tải các chi phí phát sinh từ hệ thống máy chủ đồ sộ của các công ty riêng lẻ, Điện toán đám mây đã được ra đời. Và như đã nói ở trên, ”đám mây” chính là dùng để chỉ Internet, một mạng lưới gần như vô tận.

        Hiện tại đã có rất nhiều doanh nghiệp đăng tải ứng dụng của họ lên Internet và được thêm thắt rất nhiều tính năng mới thông qua trình duyệt web. Một bằng chứng gần đây nhất chính là sự xuất hiện của Chrome OS, một hệ điều hành với giao diện và ứng dụng đầy đủ ngay trên trình duyệt web. Sớm hay muộn, bạn sẽ có thể kết nối tới bất cứ ứng dụng nào chỉ với việc thông qua trình duyệt web trên PC.

Một số ví dụ sử dụng điện toán đám mây như : 

Netflix sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây cho phép các công ty mở rộng đáng kể số lượng khách hàng mà không phải đầu tư vào việc thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng tốn kém.  

Google Driver là không gian lưu trữ mà Google cung cấp cho các tài khoản người dùng của mình. Không gian lưu trữ mà chúng ta sử dụng trên Google driver để lưu trữ dữ liệu hằng ngày này cũng chính là một trong các ứng dụng của nền tảng điện toán đám mây

Google Docs là một phần mềm soạn thảo chạy trên nền web mà khách hàng có thể truy cập từ xa và sử dụng thông qua internet  

Heroku hiện thuộc về Salesforce và là một ví dụ về PaaS dựa trên khái niệm vùng chứa được quản lý. Như với nhiều môi trường PaaS, nó rất khép kín và tích hợp các dịch vụ dữ liệu cũng như một hệ sinh thái hoàn chỉnh của riêng nó. 

iCloud Drive là một phần của hệ sinh thái iCloud lớn hơn, giống với định dạng thư mục tiêu chuẩn ảo của các nhà cung cấp lưu trữ đám mây khác.

Câu chuyện đại học Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây AWS trong phục trong việc giảng dạy 

        Vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn việc giảng dạy trực diện và sinh viên chuyển sang học trực tuyến, FOE (Khoa Tiếng Anh (FOE) trực thuộc Trường Đại học Ngôn ngữ và Quốc tế (ULIS)) đã trải qua sự gia tăng người dùng trên hệ thống quản lý học tập (LMS) của mình. Gần 5.000 sinh viên trên 161 lớp học sử dụng LMS tại bất kỳ thời điểm nào, so với gần 2.000 sinh viên trước đại dịch.

        Để cung cấp phương pháp học trực tuyến chất lượng cao cho hàng nghìn sinh viên Anh ngữ, FOE đã làm việc với Công ty Đào tạo Quản lý Trực tuyến (OMT), một nhà cung cấp công nghệ giáo dục Việt Nam, để chuyển khối lượng công việc LMS của mình sang Đám mây AWS.

        Với Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon (Amazon S3) để cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu có thể mở rộng, an toàn và hiệu suất cao, OMT đã sửa đổi LMS để cho phép sinh viên và giáo viên tải lên các tệp phương tiện lớn có kích thước lên đến 60MB. Điều này đã bổ sung các tính năng gán âm thanh và video mới mà trước đây không có sẵn do các hạn chế về tính toán và lưu trữ.

        OMT cũng sử dụng Hệ thống lưu trữ ứng dụng không máy chủ AWS để quản lý và triển khai các ứng dụng không máy chủ và Amazon CloudFront để phân phối nội dung nhanh chóng và bảo mật cao. Từ năm 2019 đến năm 2021, OMT đã phát triển các cải tiến LMS này với FOE và cung cấp đào tạo để trang bị cho các giảng viên các kỹ năng và hỗ trợ để đảm bảo thực hiện thành công.

Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Nhã, chủ nhiệm FOE, giải thích rằng động thái này giúp FOE cung cấp dịch vụ học tập chất lượng cao và liên tục.

        Với Đám mây AWS, chúng tôi đã đáp ứng thành công nhu cầu học tập của sinh viên trong suốt đại dịch và thậm chí cải thiện mức độ hài lòng của sinh viên với 94% xếp hạng tích cực của sinh viên so với 70% trước khi di chuyển. Phản hồi gần đây từ sinh viên cho thấy rằng giao diện kiểm tra trực tuyến có thể truy cập, thuận tiện và hiệu quả trong việc duy trì việc học trong thời gian khóa. Tiến sĩ Nhã cho biết, chúng tôi cũng duy trì kết quả học tập ổn định cho sinh viên và nhận được sự hỗ trợ toàn diện của ban lãnh đạo VNU-ULIS.

Nguồn : https://aws.amazon.com/vi/solutions/case-studies/vietnam-national-university-case-study/?did=cr_card&trk=cr_card 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn đăng ký tài khoản ChatGPT bằng MOMO chỉ 3.000 đồng

Structures of the Cloud